본문 바로가기 대메뉴 바로가기

SEO
CHEON Sinsung-ri

Di sản Văn hóa

HOME Lễ hội & Lễ hội văn hóa Di sản Văn hóa

Di sản Văn hóa
Tên di sản văn hóa Phân loại Địa chỉ Giới thiệu di sản văn hóa
Hansan Hyanggyo Di sản thử nghiệm số 131 (Hyanggyo) Số 76-31 Hansan Hyanggyo-gil Hansan-myeon Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là cơ quan giáo dục thành lập thời Choson sớm tại Hàn Quốc để phục vụ công tác giáo dục, giáo hóa dân địa phương Hansan ngày trước
Seocheon Hyanggyo Di sản thử nghiệm số 130 (Hyanggyo) Số 315 Gunsa-ri làng Seocheon Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là cơ quan giáo dục thành lập thời Choson sớm tại Hàn Quốc để phục vụ công tác giáo dục, giáo hóa dân địa phương Seocheon ngày trước
Biin Hyanggyo Di sản thử nghiệm số 129 (Hyanggyo) Số 53-5 Seocheon Hyanggyo-gil làng Seocheon Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là cơ quan giáo dục thành lập thời Choson sớm tại Hàn Quốc để phục vụ công tác giáo dục, giáo hóa dân địa phương Biin ngày trước
Seocheon jang-am jinseong Di sản thử nghiệm số 97 (Nhà thờ/đền đài) Số 90 Hwasong-gil Janghang-eup, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Seocheon jang-am jinseong là ngôi đền được xây dựng giữa thời Choson tại phần đuôi kéo dài về phía Tây Nam núi Humang ở độ cao 90,1m so với mực nước biển
Đài gác Seocheonnam Di sản thử nghiệm số 96 (Nhà thờ/đền đài) 1wui 4pil Namsan-ri, Seocheon-eup, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Đài gác Seocheonnam cho phép quan sát toàn cảnh xung quanh và giám sát việc ra vào sông Geum cùng sự chuyển động của biển Hoàng Hải, là khu vực trọng yếu mang tính quân sự của Baekjae để chống giữ quân phiên bang thời Baekjae
Mộ phần thầy giáo Lee Saek Di sản thử nghiệm số 89 (Mộ phần) Số 35 Seowonro172beongil Gisan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là mộ phần của thầy giáo Lee Saek một văn nhân, học giả Mộc Ẩn thời Choson muộn. Thầy là một trong số Tam Ẩn cùng với Phố Ẩn Jeong Mong Ju, Dã Ẩn Gil Jae.
Nhà thầy giáo Lee Sang Jae Di sản thử nghiệm số 84 (Nhà/đất) Số 71 Jongdan-gil, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là nhà ở thuở nhỏ của thầy giáo Lee Sang Jae - một nhà hoạt động dân chủ chủ nghĩa, hoạt động giành độc lập, người đầu tiên mở ra chương xã hội mới cho Hàn Quốc, tạ thế vào ngày 29 tháng 3 năm 1927. Nhà được phục dựng vào năm 1972,1980 và 2012 tại quận Seocheon, hiện đang dùng làm trung tâm triển lãm di vật của thầy giáo Lee Sang Jae để triển lãm những đồ dung lúc sinh thời của thầy.
Tượng gỗ Tam thế Phật A di đà chùa Bongseo Tài liệu văn hóa số 334 (Tượng Phật) Số 197 Hoam-ri, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Chùa Bongseo là ngôi chùa yên tĩnh và thanh nhã, thờ phụng Bức tượng gỗ Tam thế Phật A di đà là bảo vật ở Geukrakjeon được phục dựng vào năm 1999
Chân dung thầy giáo Gwonseong Tài liệu văn hóa số 325 (Tranh ảnh) Hwasan-ri, Gisan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Chân dung Gwonseong và Gwonbyeon được thờ phụng cho tới năm 1868 thì được chuyển về cho gia đình bởi lệnh tiêu hủy tự viện của Đại viện quân, hiện nay chân dung thầy giáo Gwonseong được tạc dựng và thờ phụng tại Hwasan-ri, Gisan-myeon
Chùa Yulli Tài liệu văn hóa số 303 (Đền/miếu) Số 18 Seonggeomro287beongil, Biin-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Vốn là đền thờ bài vị của 7 vị họ Shin trong đó trung tâm là Tướng quân Shin Seonggeom thời Goryo, sau đó được chuyển thành nhà thờ họ và được gọi là Sedeoksa.
Thành Hansan Tài liệu văn hóa số 134 (Nhà thờ/đền đài) Số 10 Jihyeon-ri, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Thành Hansan cho tới năm 1914 có tất cả 4 cửa thành Đông Tây Nam Bắc và là tòa thành mang đúng dáng vẻ của một tòa thành bao quanh làng. Đây là tòa thạch thành được xây bằng đá nhằm chống lại giặc Uê xâm lược thời Trung Tông của Choson
Thành Seocheon Tài liệu văn hóa số 132 (Nhà thờ/đền đài) Số 27-16 Guncheongro54beongil, Seocheon-eup, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là tòa thành bằng đá xây dựng dưới thời vua Sejong. Tòa thành này có truyền thuyết là có 100 người con gái xây thành, khi đó có một chàng trai đã đặt cược xây cầu Hongyeo, nhưng khi các cô gái xây thành xong đã la hét vì sung sướng thì chàng trai xây cầu cũng mau chóng đặt viên đá cuối cùng vào nên trở thành thế bất phân thắng bại.
Tháp đá 3 tầng Jiseokri Tài liệu văn hóa số 131 (Tháp đá) 39-28 Jiseog-gil, Jongcheon-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do, Tòa tháp đá được phỏng đoán xây dựng từ thời Goryo, tháp vốn nằm trên ngọn núi Huiri nhưng vào thời Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, quân Nhật định mang tòa tháp về nước mình nhưng bị người dân Jiseogri cản lại, do đó là tòa tháp đá 3 tầng được bảo tồn ở ga Gidong trước đây.
Tháp đá 3 tầng Bongnamri Tài liệu văn hóa số 130 (Tháp đá) San 58-3 Bongnam-ri, Maseo-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là tháp đá được xây dựng vào thời Goryo, do phát hiện có kim loại quý bên trong nên đã bị mất vào thời quân Nhật chiếm đóng, giờ chỉ còn lại tháp đá 3 tầng trên vùng chiến địa ngày trước. Là tháp đá 3 tầng nằm ở Bongnam-ri.
Tháp đá 3 tầng Suamri Tài liệu văn hóa số 129 (Tháp đá) Số 231 Suam-ri, Munsan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Cuối thời Choson, hàng năm, để tránh bão, người dân trong vùng đã xây tháp với 2 tầng cơ đàn và tầng 3 tháp thân, là tòa tháp đá đặc biệt được cấu tạo toàn bộ chỉ bằng 1 tảng đá.
Lee Saek thần đạo bia Tài liệu văn hóa số 126 (Bia đá) 89-20 Geonjisan-gil, Gisan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Thần đạo bia ghi lại công trạng một đời của vua chúa hay quan lại cấp cao, thường được dựng trên đường lớn tại các miếu thờ. Lee Saek thần đạo bia là thần đạo bia được dựng lên để tưởng nhớ thầy giáo- một văn nhân, học giả Mộc Ẩn thời Choson muộn.
Văn hiến tự viện Tài liệu văn hóa số 125 (Tự viện/Bất động sản) Số 66 Seowonro171beongil, Gisan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Văn hiến tự viện là tự viện được xây dựng để tưởng nhớ tới công lao và đức hạnh của vị trung thần Mục Ẩn Lee Saek và gia đình thầy giáo Lee Gok
Rừng hoa sơn trà huyện Maryang Di sản thiên nhiên số 169 (Môi trường tự nhiên) 275-1 Maryang-ri, Seo-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là danh thắng nổi tiếng có truyền thuyết rằng khoảng 300 năm trước đây, Thiêm Sự Maryang nằm mơ thấy mặt biển nổi lên một bông hoa liền trở dậy chạy ra coi thì thấy quả nhiên không sai có một bông hoa mọc lên, bèn nhổ lên mang vào trồng thì tạo thành rừng hoa sơn trà như hiện nay.
Bản khắc chữ của gia đình thầy giáo Mục Ẩn Di sản văn hóa hữu hình thử nghiệm số 77 (Loại điển tích) Số 47 Seowonro172beongil, Gisan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là bản khắc chữ dùng cho việc xuất bản văn tập của gia đình Lee Gwa cùng con trai Mục Ẩn Lee Saek – những đại học giả hậu kì Goryo. Đây là tài liệu quý giá không chỉ của các nhà văn hóa mà còn cả của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hàn Quốc
Nghệ nhân quạt Seocheon Di sản văn hóa vô hình thử nghiệm số 21 (Kỹ thuật công nghệ) 183 Jihyeon-ri, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Nghệ nhân bảo tồn kĩ nghệ làm quạt Lee Han Kyu học được kỹ thuật làm phiến quạt đuôi công từ cha mình là Lee Eul Yong từ khi còn rất nhỏ, gìn giữ được sự sống của kĩ thuật chế tạo phiến quạt đuôi công.
Trò chơi Seocheon jeosan paleub gilssam Di sản văn hóa vô hình thử nghiệm số 13 (Trò chơi và nghi thức) 1089 Chungjeol-ro, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Thời vua Yoori Shilla (tại vị 24~57) có 2 công chúa vốn là con của thê thiếp đã chia nhau dệt vải, và vào ngày Trung thu, kết quả sẽ được kiểm tra, theo đó, bên thua sẽ phải dâng rượu và đồ ăn lên cho bên thắng. Căn cứ theo ghi chép tạo ‘Tam Quốc Sử ký’và thông qua biểu hiện và khảo chứng một cách có hệ thống trò chơi Mosi gilsam, kế thừa, phát huy các trò chơi dân tộc để tìm ra trò chơi jeosan paleub gilssam. Đây là trò chơi dân tộc được biết đến cả trong và ngoài nước, thường được trình diễn trong chương trình lễ hội văn hóa Mosi
Nghệ nhân đồ mộc Seocheon Di sản văn hóa vô hình thử nghiệm số 10 (Kỹ thuật công nghệ) 632 Geumbok-ri, Munsan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Kế thừa tầng lớp cha anh, từ khi tròn 20 tuổi đã theo bước cha quyết tâm làm sống lại các kiến trúc cổ, đóng góp lớn vào việc bảo tồn nguyên trạng, duy tu bảo dưỡng các di sản văn hóa như di sản quốc gia số 55 Palsangjeon chùa Beopju cùng 52 di sản chỉ định/không chỉ định khác. Đặc biệt, kỹ thuật kiến trúc của phần đồ mộc (chạm khắc) điêu luyện, phối hợp khéo léo với vẻ đẹp tạo hình là di sản văn hóa vô hình quan trọng, ưu tú.
Rượu Hansan sogok Di sản văn hóa vô hình thử nghiệm số 3 (Ẩm thực) 67-2 Hoam-ri, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Là loại rượu trong vương triều Baekjae nên những lưu dân Baekjae mất nước đã uống rượu này để quên đi nỗi buồn, là loại rượu truyền thống có hương và vị độc đáo.
Dệt vải Hansahmosi Di sản văn hóa vô hình quan trọng số 14 (di sản vô hình, kỹ thhật công nghệ, kỹ thuật vải, kỹ thuật dệt may) 60-1 Jihyeon-ri, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Hansanmosi là loại vải mỏng nhẹ, mát mẻ được dệt may trong suốt thời gian dài, dùng nguyên liệu bằng vỏ cây mosi
Đài gác Geonji Di tích lịch sử số 60 (Nhà thờ/đền đài) 1089 Chungjeol-ro, Hansan-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Đài gác Geonji nằm ở vị trí trọng yếu trên đường giao thông hạ lưu sông Geum, là loại đài gác hình thức mới xuất hiện cuối thời Baekjae được nhận định chính là Châu Lưu thành – cứ điểm của đội quân phục hung Baekjae
Tháp đá 5 tầng huyện Seongbuk Seocheon Di sản quốc gia số 224 (Tháp đá) 182-1 Seongbuk-ri, Biin-myeon, Seocheon-gun, Chungcheongnam-do Tháp đá 5 tầng huyện Seongbuk Seocheon là tháp đá Baekjaekye được xây dựng tại huyện Bijung (nay là Biin) thuộc đất Baekjae. Tháp đá Baekjaekye còn có tháp đá 5 tầng chùa Buyeo mulyang, tháp đá 3 tầng Buyeo Hari, Tháp đá Iksan Wanggungri, Tháp đá Gongju cheonglyangsaji (Tháp Nammae) v.v…Tháp đá 5 tầng huyện Seongbuk Seocheon nếu căn cứ theo con đường truyền bá phân bổ tại các địa phương của hình thức tháp đá Baekjaekye thì nó có vị trí vô cùng quan trọng, là tháp đá có giá trị của thời Goryo